Share

HYOGO PREFECTURAL MUSEUM OF ART

HYOGO PREFECTURAL MUSEUM OF ART

HYOGO PREFECTURAL MUSEUM OF ART & KOBE WATERFRONT PLAZA – TADAO ANDO

Nếu đi dọc bờ biển tại cảng Kobe, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh đặc trưng của một tòa nhà ba mái, nơi Bảo tàng Nghệ thuật tỉnh Hyogo (Hyogo prefectural Museum of Art) và Quảng trường Kobe (Kobe Waterfront Plaza) do KTS Tadao Ando thiết kế được xây dựng.

Vị trí: Kobe, Hyogo, Nhật Bản.

Tổng diện tích: 19000m² (Bảo tàng) và 43107m² (Quảng trường)

Diện tích sàn: 27 461,4m² (Bảo tàng) và 694m² (Quảng trường)

Dự án: Bảo tàng, Quảng trường.

Hyogo prefectural Museum of Art – Tadao Ando

Ngày 17 tháng 1 năm 1995, trận động đất kinh hoàng Hanshin với 7,2 độ  Richter đã xảy ra tại phía nam tỉnh Hyōgo, Nhật Bản và gây ảnh hưởng nặng nề trên diện rộng. Trận động đất này cướp đi tính mạng của hơn 6400 người, 236000 người mất đi nhà cửa và hơn 67000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Bảo tàng tỉnh Hyogo là một trong vô số các tòa nhà bị hư hại và thành phố đã quyết định xây dựng lại nó như một biểu tượng của sự tồn tại và khích lệ người dân trong vùng. Thông qua Cuộc thi thiết kế quốc tế diễn ra vào năm 1997, Tadao Ando là KTS được lựa chọn để thiết kế một Bảo tàng Nghệ thuật Tỉnh Hyogo mới tại thành phố cảng Kobe.

Bảo tàng Nghệ thuật tỉnh Hyogo ngày nay

Tadao Ando chia sẻ, “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi dự án này nằm ngay cạnh dự án Kobe Waterfront Plaza mà chúng tôi đã lên kế hoạch trước đó. Vì thế, chúng tôi tập trung bắt đầu đi vào thống nhất hai dự án do chúng thuộc quản lý của các cơ quan vận hành khác nhau cũng như thời gian xây dựng khác nhau.”

Công trình nằm trên một bệ đá đồ sộ, bao gồm ba khối hộp chữ nhật đặt song song được xây dựng từ vật liệu chính là những khối bê tông đặc trưng trong kiến trúc của KTS và những tấm cửa kính trong suốt. Bảo tàng gây ấn tượng bởi chiếc cầu thang dạng xoắn ốc, thông từ tầng hầm lên tầng 2 của tòa nhà, nằm giữa khu vực triển lãm và phòng trưng bày. Ngoài Tadao Ando, hiếm có kiến trúc sư nào lại được yêu cầu thiết kế cả một bảo tàng và môi trường đô thị của nó ở một thành phố lớn như Kobe. Ông cho biết việc liên kết bảo tàng với lối đi dạo dọc bờ biển rất được chú trọng.

Quảng trường bên bờ biển và rạp hát ngoài trời cũng là một phần trong dự án được tái xây dựng. Với tổng diện tích 694m², Quảng trường được thiết kế vô cùng tinh tế với lối đi bộ dẫn đến Bảo tàng Nghệ thuật là địa điểm lý tưởng để người dân nơi đây thăm thú và tản bộ dọc bờ biển Kobe.

Ando thể hiện những rung cảm mạnh mẽ đối với cảnh quan thông qua cấu trúc bê tông, bản thân các lối đi, hay việc trồng những cây mộc lan trắng và cây Dogwood, tất cả đều góp phần tạo nên một công trình mới sống động hơn tại nơi mà chỉ vài năm trước đây vẫn còn là một đống đổ nát.

Xây dựng bảo tàng nghệ thuật và quảng trường Kobe là một hành động chữa lành sau một sự kiện mang đến những hậu quả kinh hoàng; công trình là bằng chứng cho những nỗ lực của đông đảo những người đã đến với nhau để đảm bảo sự hồi sinh của thành phố cảng Kobe sẽ sống lại.

Bảo tàng Nghệ thuật tỉnh Hyogo như một nguồn động lực tinh thần cho người dân nơi đây sau trận động đất kinh hoàng năm 1995

Bảo tàng có tổng diện tích vô cùng rộng lớn, nhưng cách bố trí lùi lại và những mái hẫng mỏng giúp công trình này có quy mô hợp lý so với những công trình lân cận. Từ lối đi bao quanh Bảo tàng Nghệ thuật tỉnh Hyogo, khách tham quan có thể ngắm nhìn cảng biển Kobe. Bảo tàng nằm trên nền một tảng đá mộc làm gợi nhớ đến hình ảnh các pháo đài truyền thống của Nhật Bản.

Tầm nhìn hướng biển dọc lối đi của công trình đồ sộ

Lớp đá ốp của chân đế nhường chỗ cho kính và thép trong cấu trúc thượng tầng chính của bảo tàng. Một lần nữa, Ando thiết kế một cấu trúc tổng thể chặt chẽ và đơn giản thông qua việc thay đổi các hiệu ứng không gian với các mái vòm hình vuông, khối hộp lớn và rìa cầu thang. Không chỉ có lối đi uốn lượn giữa các các tòa nhà mà các cửa sổ lồi lớn cũng khiến cho du khách có thể dễ dàng quan sát thế giới bên ngoài, đặc biệt là phía cảng biển.

Cầu thang xoắn ốc kết nối hai khu vực ngoài trời nằm giữa các khối hình chữ nhật của bảo tàng. Một lần nữa, Ando khẳng định khả năng làm chủ bê tông như một vật liệu xây dựng cao quý thông qua công trình kiến trúc đầy ý nghĩa này.

Bên trong bảo tàng được thiết kế tối giản. Nhờ việc sử dụng vật liệu chính là bê tông, đá, thép và thủy tinh, Tadao Ando đã mang đến cho công trình một vẻ uy nghiêm hiếm có ở một bảo tàng nghệ thuật. Đồng thời, kiến trúc sư cũng vận dụng khả năng biến tấu ánh sáng và bóng tối thuần thục của mình để mang lại những cảm giác choáng ngợp về quy mô cũng như sự huyền bí của các tác phẩm nghệ thuật cho khách tham quan.

Vẻ đẹp tối giản bên trong bảo tàng

BBARCHITECTS DỊCH SÁCH: ANDO COMPLETE WORKS 1975 – TODAY (PHILIP JODIDIO)

Share post:

Comments ( 9.097 )

Trả lời Pwpwjz Hủy

Your email is safe with us.

Contact Me on Zalo