Share

THE SIMPLICITY OF PERFECTION

THE SIMPLICITY OF PERFECTION

– TÍNH MỘC MẠC, ĐƠN GIẢN CỦA SỰ HOÀN HẢO – 
 

See the source image

Ảnh: Tadao Ando (安藤 忠雄, Andō Tadao, born 13 September 1941)

Vào thời kì thế kỷ 21 phát triển, con người không có nhận thức gì về phương hướng hay bất kỳ phong cách nào trong kiến ​​trúc. Nơi sự không chắc chắn đang ngự trị, việc mong muốn có câu trả lời rõ ràng ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vậy bằng cách nào để kiến ​​trúc có thể đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm tinh thần của thời đại, cách mà xây dựng không phủ nhận quá khứ hay tôn vinh một cách mù quáng? Khi dân số đô thị tăng lên đáng kể, và chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút, vai trò của các kiến ​​trúc sư sáng tạo đã và đang trở thành trọng tâm trong việc xác định tương lai của xây dựng môi trường hiện nay. Tadao Ando là một trong những người sáng tạo, một kiến ​​trúc sư đã tìm kiếm và tìm thấy chìa khóa để đưa kiến ​​trúc hiện đại thích ứng với nhu cầu của thời điểm hiện tại. Mặc dù ông ấy có đề cập đến truyền thống Nhật Bản một cách trừu tượng, khó hiểu; nhưng ông ấy cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi sự đơn giản mạnh mẽ của Chủ nghĩa Hiện đại. Chính những điều đó đã làm cho anh ấy trở lên nổi tiếng toàn cầu, trở thành một trong những nhà kiến trúc sư được ngưỡng mộ đối với thế hệ sinh viên trên thế giới. Và để hiểu được chiều sâu và tầm quan trọng của sự đóng góp của Ando, việc cần làm chính là chiêm ngưỡng các tòa nhà của ông ấy bằng mắt thực, đặc biệt là những tòa nhà được xây dựng ở Nhật Bản.

Ấn tượng đầu tiên mà kiến trúc của Tadao Ando mang đến cho bạn chính là từ vật liệu mà ông sử dụng trong công trình. Ông dùng tường bê tông để xác định giới hạn. Về thực thể, bạn không vượt qua được giới hạn đó, nhưng ông mở lối cho bạn bằng ý tưởng của mình. Ấn tượng thứ hai về kiến trúc của Tadao Ando là kiến trúc giàu cảm giác. Những bức tường tưởng chừng khô cứng lại cho bạn cảm giác mềm mại. Chúng được xếp đặt vừa đóng, vừa mở, đón nhận ánh sáng, gió, và người trải nghiệm, những người bỏ lại sau lưng bộn bề của cuộc sống hàng ngày để bước vào cõi tĩnh lặng. Ấn tượng thứ ba về kiến trúc của Tadao Ando là cảm nhận thinh không mà nó mang đến. Bên trong kiến trúc của ông, chỉ có ánh sáng và không gian hòa cùng người trải nghiệm

Enso, những vòng tròn bí ẩn được vẽ bởi các nhà sư thuộc Phật giáo Thiền phái chỉ trong trong một nét vẽ, chúng tượng trưng cho sự trống rỗng, duy nhất và khoảnh khắc giác ngộ. Hình tròn và các dạng hình học nghiêm ngặt khác chính là từ ngữ riêng biệt của Ando, liên quan nhiều đến kiến trúc phương Tây cũng như bất kỳ tư tưởng phương Đông nào. Ông ấy cho rằng đền Pantheon ở Rome ảnh hưởng đến công việc của ông; bằng chứng rằng các hình dạng đơn giản được tạo kiểu với sự thông thạo của ánh sáng và vật liệu có thể tạo ra một không gian siêu việt. Ando cũng nhắc đến “Nhà tù” trong Carceri d’invenzioni của Piranesi có “phương thẳng đứng năng động” trái ngược với sự nhấn mạnh theo chiều ngang của nhiều kiến trúc truyền thống khác của Nhật Bản, vốn chỉ là “phi hình học và bất quy tắc” về bản chất. Tadao Ando đã từng nói rằng mục tiêu trong công việc của ông là tập hợp những ý tưởng không gian khác biệt này lại với nhau trong một “kiến trúc siêu việt thống nhất”. Những gì Ando đang tìm kiếm, và những gì ông đã tìm thấy trong chính những tác phẩm hay nhất của mình, chính là tính đơn giản, mộc mạc của sự hoàn hảo, một vòng tròn không lỗi được vẽ bởi một bàn tay vững vàng chỉ trong một nét vẽ.

Đã từng đoạt giải thưởng Carlsberg năm 1992, giải thưởng Pritzker năm 1995, giải thưởng Premium Imperiale năm 1996, huy chương vàng hoàng gia (Royal Gold Medal) năm 1997, giải thưởng Kyoto năm 2002 và huy chương vàng AlA cùng năm, Tadao Ando ngày nay được nhiều người coi là kiến trúc sư vĩ đại nhất còn sống, người đã kêu gọi xây dựng các tòa nhà lớn từ Fort Worth ở Texas đến Naoshima ở Biển Nội địa Nhật Bản. Ngắm nhìn từ đỉnh đồi hình bầu dục của Ngôi nhà Benesse ở Naoshima về phía khung cảnh của những hòn đảo hình nón, cảm nhận làn gió nhẹ vào một ngày nắng, người ta có cảm giác ngày càng gần với sự hoàn hảo về kiến trúc hơn. Rất nhiều ý nghĩa trong công việc của Tada Ando có thể được ghi lại trong những khoảnh khắc thoáng qua khi sự hiện diện của thiên nhiên tràn qua những bức tường bê tông.

Dịch sách: ANDO Complete Works 1975 – Today (Philip Jodidio)

Bản dịch khác về kiến trúc của Tadao Ando: Land of wood

Share post:

Comments ( 2.588 )