Share

LAND OF WOOD

LAND OF WOOD

Mặc dù Tadao Ando được biết đến với khả năng xử lý bê tông chuyên nghiệp, ông cũng đã thử sức với nguyên liệu là gỗ trong một số công trình kiến trúc thú vị hướng đến những khía cạnh cơ bản trong công việc: đó là sự gắn bó mật thiết của ông với đất nước và lịch sử nước Nhật. Công trình đầu tiên được xây dựng ở Seville nhân dịp Expo ’92. Nổi bật là công trình Gian hàng Nhật Bản (Seville, Tây Ban Nha, 1990-92) làm bằng gỗ lớn nhất thế giới, với mặt tiền chính dài 60m, sâu 40m và chiều cao tối đa 25m.

See the source image
Ảnh: The Japanese Pavilion

Gỗ từ lâu dã trở thành vật liệu xây dựng phổ biến và được yêu thích tại Nhật, Gian hàng còn có các thể thức truyền thống như cầu vào hình trống (taikobashi). Những cột gỗ dán keo khổng lồ được lắp ráp tại Nhật Bản và vận chuyển đến địa điểm xây dựng. Nó như gợi nhớ cho bạn đến kiến trúc đền thờ Nhật Bản theo như một hình thức được chắt lọ trong quá trình thiết kế của Ando. Do đó Gian hàng đã kết hợp chặt chẽ các điểm đặc trưng đặc biệt hiện đại như mái nhà Teflon mờ. Sự pha trộn phá cách giữa truyền thống và hiện đại, cũng như văn hóa và lịch sử của Nhật Bản với phương Tây, từ đó bắt đầu tiết lộ ra phạm vi tham vọng của Ando.

Một vài ý tưởng được phát triển bởi Tadao Ando được khám phá ra một hình thức rõ ràng hơn ở trong tác phẩm được coi là truyền cảm hứng nhất của ông – Bảo tàng Gỗ (Mikata-gun, Hyogo, Nhật Bản, 1993-94).

See the source image
Ảnh: The Museum of Wood

Vị trí, chủ đề, thiết kế của Bảo tàng Gỗ đã làm nổi bật mối liên kết giữa Tadao với đất nước và lịch sử Nhật Bản. Tại đây không có bất kỳ dấu vết nào thuộc về bề ngoài của loại hình lịch sử Kiến trúc Hậu hiện đại. Điểm rõ ràng trong cả Bảo tàng Gỗ cũng như nhiều tòa nhà khác được thiết kế bởi Ando, chính là ý nghĩa sâu sắc về vấn đề tâm linh mà hình thức xây dựng đã đạt được. Vấn đề tâm linh còn được bắt gặp nhiều hơn trong công trình kiến trúc gỗ của Tada Ando – ngôi chùa Phật giáo trên đảo Shikoku (Đền Komyo-ji, Saijo, Ehime, Nhật Bản, 1999-2000; trang 160).

See the source image
Ảnh: Komyo-ji Temple

Lần đầu tiên sử dụng cột và dầm gỗ nhiều lớp ở Seville, thiết kế của Ando bao gồm ba lớp dầm lồng vào nhau được hỗ trợ bởi 16 cột trong bốn nhóm, như lời ông nói chính là để thể hiện sự quay trở lại của nguyên tắc hình thành cấu trúc đền thờ bằng gỗ. Ánh sáng lọt qua các tấm lưới gỗ chiếu vào bên trong ngôi đền làm cho nơi đây trở thành một nơi thờ tự thiêng liêng. Khác với Gian hàng Nhật Bản ở Seville hay Bảo tàng Gỗ, Đền Komyo-ji được bao bọc bởi một cấu trúc bê tông chứa các cơ sở đền thờ, đặc biệt là căn hộ của các linh mục và không gian dành cho các gian thờ của gia đình. Bức tường bê tông hướng ra bên ngoài được coi như là cử chỉ hướng lên bầu trời, như là nét đặc biệt trong bối cảnh này. Những tấm rèm nhựa khổ lớn được kiến trúc sư thiết kế riêng cho sảnh liền kề khu hầm mộ hoàn toàn phù hợp với việc ông sử dụng bê tông như vật liệu cao quý. Nhựa cũng vậy, nó được biết đến trong các biến thể phù du, với bàn tay tinh tế và đầy phẩm giá của mình, Ando đã khiến nó hoàn toàn phù hợp với chức năng tang lễ và thờ cúng tại Komyo-ji. Komyo-ji cũng thú vị, hấp dẫn do Ando lợi dụng các điều kiện địa phương cụ thể. Thị trấn nơi có ngôi đền, Saijo, là một trong những nơi duy nhất ở Nhật Bản có nước suối chảy quanh năm. Trên thực tế, thành phố không có hệ thống cấp nước truyền thống vì nguồn nước ngầm rất dồi dào.

See the source image
Ảnh: The Pond around Komyo-ji

Tada Ando nắm bắt được đặc điểm này nên ông đã cho xây một cái hồ cạn nước bao quanh Komyo-ji. Ban đầu hồ được phác họa trong một phương thức chặt chẽ có những đường thẳng bọc quanh (hình vuông), nhưng về sau hồ được thiết kế và xây dựng theo hình chữ nhật cong tương ứng với tháp chuông 250 năm tuổi được đặt gần vị trí ban đầu theo gợi ý của Ando.

See the source image
Ảnh: The 250-year-old bell Tower

Tuy rằng linh mục và giáo đoàn không phản đổi việc phá bỏ hoàn toàn ngôi đền cũ, nhưng kiến trúc sư nhận thấy rằng việc giữ lại một số dấu vết của quá khứ là điều quan trọng với quan điểm về tâm linh hiện đại của mình. Kỳ lạ ở chỗ cánh cửa cũ của ngôi đền giờ đây dẫn đến một bãi đậu xe bên công trình mới của Ando. Trong khi Ando xây dựng ngôi đền Komyo-ji mới, ngôi đền cũ vẫn tiếp tục hoạt động trên khu đất liền kề. Nó đã bị phá bỏ ngoại trừ tháp chuông nhỏ và cổng ra vào, để lại chỗ cho dành bãi đỗ xe.

Share post:

Comments ( 5.724 )