Share

ISLANDS OF THE MIND

ISLANDS OF THE MIND

Bảo tàng và khách sạn Nhà Benesse (Naoshima, Kagawa, Nhật Bản, 1990-92; hình bầu dục: 1994-95; trang 190) nằm trên mũi đất cao ở cuối phía nam hoang sơ thuộc quần đảo Naoshima, biển Nội địa của Nhật Bản. Quy định yêu cầu công trình phải có mái dốc nên Ando đã thiết kế cấu trúc dưới lòng đất bằng cách đào sâu giống một công trình đào đất vậy. Ando trả lời cho câu hỏi liệu ông có tự xem kiến trúc của mình như một khuôn mẫu của Nghệ thuật Đất hay không: “Điều đó còn phụ thuộc vào từng dự án một cách tự nhiên nhất có thể. Hãy nhớ rằng các kiến trúc truyền thống tuyệt với nhất của Nhật Bản đều được thiết kế sao cho có sự liên hệ mật thiết tới khu vườn.”

Ảnh: Benesse House Museum. Naoshima

Phản hồi của Ando không giải thích rõ được quan điểm của ông, nhưng một lần nữa cho thấy sự tôn kính của ông đối với truyền thống Nhật Bản, đồng thời là sự quan tâm lớn đến các kiệt tác của kiến trúc hiện đại. Có khác biệt nào giữa tác phẩm nghệ thuật với kiến trúc hay nói cách khác một công trình kiến trúc có thể được coi là một tác phẩm nghệ thuật hay không? Ando có trả lời cho câu hỏi đó như sau: “Tôi cố gắng biến tác phẩm của mình trở lên đẹp nhất có thể trong khả năng của bản thân. Tuy nhiên, khi nhìn lại các công trình kiến trúc như Villa Savoye của Le Corbusier hay một số khác của Louis Kahn, tôi cho rằng chúng chính là những tác phẩm nghệ thuật.” Có thể Ando không muốn so sánh trực tiếp kiến trúc và nghệ thuật, nhưng những nhận xét, bình luận của ông điển hình như bài phát biểu cho Giải thưởng Pritzker 1995, đã làm sáng tỏ câu hỏi trọng tâm này: “Kiến trúc chỉ được coi là hoàn chỉnh khi có sự can thiệp của những người trải nghiệm nó. Nói một cách khác, không gian kiến trúc trở nên sống động khi có sự hiện diện của con người, những người cảm nhận nó trong nền văn hóa đương đại, nơi tất cả chúng ta đều phải chịu sự kích thích từ bên ngoài, đặc biệt là thời đại điện tử hóa như bây giờ. Không gian kiến trúc có vai trò quyết định như là nơi trú ẩn của tâm hồn. Một lần nữa, tôi muốn nói rằng điều quan trọng nhất chính là trí tưởng tượng và sự hư cấu mà kiến trúc chứa đựng qua vẻ bề ngoài. Thế giới mơ hồ trong tinh thần của con người: hạnh phúc, tình cảm, yên bình, sức ép; nếu không bước vào thì kiến trúc không thể đạt được thiên chức hư cấu của chính bản thân nó. Đây chính là lĩnh vực kiến trúc riêng biệt rất cần thiết và thích hợp nhưng lại khó có thể biểu đạt, trình bày một cách rõ ràng. Chỉ sau suy xét kĩ lưỡng về thế giới thực lẫn hư cấu thì kiến trúc mới có thể tồn tại như một sự hiện diện rõ rệt và vươn lên trở thành một lĩnh vực nghệ thuật được. Từng bước trong quá trình mở rộng Nhà Bessene, Ando ví nó như một công trình đào sâu lòng đất hay cũng như một nghệ thuật đương đại. Cũng giống như những kiến trúc thành công khác của ông, nó là một “tổ ấm tinh thần”. Công trình được bao bọc bảo vệ bằng đá và những bức tường bê tông, chức năng bảo vệ này lần đầu tiên được thể hiện rõ trong lĩnh vực về vật chất, nhưng Ando đã phát triển khiến nó vượt ra ngoài vấn đề cơ thể để bao trùm cả tâm trí. Nơi trú ấn cho tinh thần của Ando không hề phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo cụ thể nào; thay vào đó chúng truyền tải một cảm giác bí ẩn và tiến dần đến sự hiểu biết, ví dụ thấy rõ nằm trong Đền Hompuku-ji.

Ảnh: Hompuku-ji Temple – Water Temple

Việc xây dựng trên đảo Naoshima vẫn diễn ra thuận lợi kể từ khi hoàn thành tòa nhà phụ phia trên khách sạn và bảo tàng ban đầu. Có một làng ngư dân gần đó ở phía bắc của cơ sở Benesse trong khu vực Honmura đã và đang từng bước tham gia vào việc tạo ra các tác phẩm cho từng địa điểm cụ thể của một số nghệ sĩ tài năng nhất Nhật Bản và ngoài nước. Tiếp quản những ngôi nhà không được sử dụng, một số ngôi nhà có niên đại từ hai thế kỷ trở lên, các nghệ sĩ như Rei Naito và Tatsuo Mivalima đã tạo ra những công trình sắp đặt cố định mang một luồng sinh khí mới vào thị trấn truyền thống nơi đây. Mặc dù Tada Ando không trực tiếp tham gia vào hầu hết các dự án ngôi nhà này, nhưng ông đảm nhận nghệ thuật cảnh quan đặt trong thị trấn, Minami-Dera (1999). Được đặt theo tên của ngôi đền đã từng đứng trên địa điểm này, Minami-Dera là một tòa nhà bằng gỗ tối màu với bên trong hoàn toàn chìm trong bóng tối để cho phép du khách thưởng thức được các hiệu ứng ánh sáng tinh tế do James Turrell tạo nên. Ở đây Ando sử dụng kỹ thuật đốt gỗ đặc trưng của thị trấn này để làm vách ngăn của công trình. Phương pháp xử lý gỗ truyền thống này đảm bảo rằng gỗ sẽ không bị mối mọt xâm nhập. Quá trình lắp đặt của Turrell, sử dụng mức ánh sáng cực thấp, cho phép du khách khám phá một thế giới nơi mà nhận thức thông thường về không gian và thời gian dường như bị đình trệ, “Tôi đang cố gắng biến ánh sáng thành một trải nghiệm vật lý,” Turell nói “, vì vậy khi bạn nhìn thấy ánh sáng, đó là không còn chiếu sáng nữa, nó trở thành sự vật. giống như sự vật: – sự vật hay ánh sáng, sự hiện diện đó mạnh hơn bất kỳ vật thể nào.”

Ảnh: Minami-Dera (Art House on Naoshima)

Các nghệ sĩ khác, như nhiếp ảnh gia Hiroshi Sugimoto ở New York, gần đây dã hoàn thành các công trình sắp đặt trên Naoshami và bên cạnh đó Ando tiếp tục tham gia và các giai đoạn tiếp theo. Trên sườn đồi đối diện với khách sạn và bảo tàng gốc, ông cho xây dựng dưới lòng đất một phòng trưng bày lớn những tác phẩm của James Turrel, Walter De Maria và Claude Monet: Bảo tàng Nghệ thuật Chichu, mở cửa vào năm 2004 (Naoshima, Kagawa, Nhật Bản, thiết kế: 08 / 2000-03 / 2002; con struction: 04 / 2002-06 / 2004; trang 208).

Ảnh: Chichu Art Museum
Ảnh: Bên trong Chichu Art Museum

Gần ngay đó là bảo tàng thứ hai được xây dựng hoàn toàn dành riêng cho nghệ sĩ Lee Ufan khánh thành vào năm 2010 (Bảo tàng Lee Ufan, Naoshima, Kagawa, Nhật Bản, thiết kế: 12 / 2007-01 / 2009; xây dựng: 02 / 2009-06 / 2010; trang 224). Vào năm 2013, ông đã hoàn thành Bảo tàng Ando cũng trên Naoshima, một công trình được xây dựng để trưng bày tác phẩm của chính ông trên hòn đảo trong những bức tường của một ngôi nhà cũ bằng gỗ tuyết tùng, nơi ông đã thêm những bức tường bê tông và một khu trưng bày khác ở tầng hầm.

Ảnh: Lee Ufan Museum

Trong khi Tadao Ando phản đối quan điểm cho rằng tác phẩm của ông về Naoshima là một nỗ lực nhằm tạo ra một địa điểm “lý tưởng”, ông hy vọng sẽ thúc đẩy được sự trân trọng nghệ thuật và thiên nhiên trong bối cảnh này. Giống với công việc về các tòa nhà Rokko, các thiết kế của Naoshima đã trở thành một dự án diễn ra liên tục, một loại hình không đổi trong sự nghiệp của ông, phát triển và thay đổi khi nhận thức về kiến trúc phát triển. Đây là những tòa nhà kín, nếu chỉ vì trong trường hợp khách sạn, tòa nhà phụ của nó và phòng trưng bày mới dưới lòng đất, thảm thực vật tươi tốt sẽ khiến chúng biến mất khỏi tầm nhìn. Đây là những dự án tương đối nhỏ, nhưng mục đích thực sự của nó chính là làm cho du khách hiểu được vẻ đẹp của địa điểm và vẻ đẹp của nghệ thuật được trưng bày. Nghệ thuật, kiến trúc và thiên nhiên hợp nhất dưới con mắt quan sát của Ando. Thật vậy, ít ai có thể phủ nhận rằng việc nhìn thấy Naoshima chính là trải nghiệm thiên đường đối với họ.

DỊCH SÁCH: ANDO COMPLETE WORKS 1975 – TODAY (PHILIP JODIDIO)

Bản dịch khác về kiến trúc của Tadao Ando: JAPAN PAST AND PRESENT

Share post:

Comments ( 22.571 )