Share

SOORI BALI / SCDA ARCHITECTS

SOORI BALI / SCDA ARCHITECTS

HOSPITALITY ARCHITECTURE – TABANAN, INDONESIA

Kiến trúc sư: SCDA Architects

Diện tích: 22000m2

Năm: 2010

Ảnh: Mario Wibowo

Soori Bali

Soori Bali nằm trong Tabanan Regency, một trong những vùng màu mỡ và đẹp như tranh vẽ của Bali. Ở đây, phong cảnh trải dài từ những ngọn núi lửa và ruộng bậc thang xanh tươi đến những bãi biển cát đen tuyệt đẹp nhìn ra Ấn Độ Dương. Vị trí này cung cấp một nơi ẩn náu hoàn hảo và cung cấp tầm nhìn tuyệt vời ra bãi biển, đại dương, núi non và cánh đồng lúa xung quanh.

Soori Bali – Nơi ẩn náu hoàn hảo

Soori Bali được thiết kế với nguyên tắc rõ ràng của các sáng kiến xanh bền vững. Dự án được hình thành để cho thấy phản ứng về mặt khí hậu và xã hội đối với vị trí công trình. Thiết kế đáp ứng các quan niệm về cả khí hậu và địa điểm, đồng thời nỗ lực thu hút cảnh quan nơi đây cùng cộng đồng địa phương. Thiết kế của khu nghỉ mát được tiếp cận với sự nhạy cảm của các sắc thái bối cảnh địa điểm, do đó công trình được thực hiện với chiến lược tác động môi trường tối thiểu, dấu vết xây dựng để lại tối thiểu nhất và xem xét đến phong tục, tập quán văn hóa địa phương (đám diễu hành thuộc về tôn giáo và nghi thức)

Khu nghỉ dưỡng xanh

Với sự hiểu biết rằng bãi biển chính là một khóa cạnh kinh tế xã hội quan trọng đối với khu nghỉ dưỡng, các nỗ lực có chủ đích được thực hiện nhằm tham khảo và kết hợp các phong tục tập quán cùng sự đóng góp của cộng đồng địa phương trong quá trình hình thành ý tưởng thiết kế. Các phương pháp xây dựng được áp dụng tạo ra việc làm và sự đào tạo cho các làng lân cận. Khoảng 50% công nhân đang làm việc trên công trường khu nghỉ dưỡng được tuyển dụng từ cộng đồng xung quanh đây.

Biển – Giá trị kinh tế xã hội quan trọng

Khu nghỉ dưỡng cho thấy vị trí đắc địa của mình bằng cách sử dụng chủ yếu các vật liệu có nguồn gốc địa phương cùng sự tích hợp cẩn thận các học tiết, hình thức và yếu tố bản địa. Kết quả mang đến là sự cân bằng hài hòa giữa các đường nét đương đại sạch sẽ, gọn gàng của kiến trúc với tông màu và kết cấu nhẹ nhàng của các lớp hoàn thiện bên trong và bên ngoài khu nghỉ dưỡng.

Khu nghỉ dưỡng ưu tiên sử dụng các vật liệu địa phương

Thiết kế của sân thượng của nhà hàng và spa kết hợp với bình phong làm bằng đất nung; phỏng theo và cách điệu từ các họa tiết truyền thống của Bali. Những tấm bình phong này tạo ra sự tương phản trực quan rõ nét khi được kết hợp với sàn đá mài tối màu và các bức tường nổi bật bằng đá dung nham núi lửa màu xám đậm, như Batu Candi và Batu Karangasem.

Bản thiết kế tổng quan

Biệt thự trong khu nghỉ dưỡng đặc trưng bởi sự tác động lẫn nhau của các vật liệu từ không gian bên trong cho đến bên ngoài. Các bức tường và sàn gạch mài nhẵn được kết hợp với các tấm bình phong, tấm chắn bằng gỗ tự nhiên được chải thủ công, vải bọc bằng lụa mềm và nội thất bằng gỗ tối màu được thiết kế riêng để tạo thành một không gian riêng yên bình bên trong căn biệt thự. Bằng việc sử dụng gỗ ra cả không gian bên ngoài, nơi các tấm chắn gỗ bọc tạo thành một lối đi ra bể ngâm riêng được lót bằng đá Sukabumi. Paras Kelating, một loại đá núi lửa màu xám nhạt được sử dụng cho các bức tường dọc theo bờ hồ bơi, kết hợp với màu be nhẹ nhàng và sơn màu xám ấm để hoàn thiện bảng màu.

Gỗ được sử dụng nhiều trong thiết kế

Một loạt các biệt thự được thiết kế một cách hỗn hợp sao cho hợp lý để đáp ứng điều kiện khí hậu địa phương đồng thời tối đa hóa tầm nhìn ra bãi biển, biển và những cánh đồng lúa xung quanh. Mỗi phương án thiết kế biệt thự được cân nhắc kỹ lưỡng, hình thức và chi tiết được xây dựng nhằm tạo ra một phong cách sống nghỉ dưỡng thoải mái, tiết kiệm năng lượng.

YẾU TỐ THỤ ĐỘNG TRONG THIẾT KẾ

Các thông số khí hậu cụ thể đối với vị trí, chuyển động của mặt trời và hướng gió thịnh hành, được thiết lập để hỗ trợ việc hình thành định hướng của các biệt thự và các khu vực chung, và khái niệm quy hoạch chúng.

Nhà hàng khu nghỉ dưỡng Soori

Hướng công trình chủ yếu là theo hướng Bắc Nam. Một số nghiêng vài độ về phía Đông để đón ánh nắng ban mai. Các khe hở được tối đa hóa ở mặt Bắc – Nam để khuyến khích ánh sáng tự nhiên đi vào tòa nhà trong khi giảm thiểu các khe hở lớn ở phía Tây để giảm nhiệt tăng vào ban ngày. Cung cấp các mái hiên nhô ra trên mái nhà, hệ thống màn che mái và các gờ có độ sâu được sử dụng để giảm nhiệt từ ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Sơ đồ quầy lễ tân, nơi tiếp khách

Các cửa sổ có thể mở được cung cấp ở ít nhất hai mặt của mỗi sơ đồ phòng và ở mỗi đầu của biệt thự để khuyến khích thông gió chéo hiệu quả và mang không khí tự nhiên vào các không gian bên trong. Hệ thống thông gió xuyên suốt cho tất cả các nội thất trong phòng sẽ cung cấp khả năng làm mát tự nhiên và lượng không khí tươi mát vào phòng đủ để giảm thiểu mức CO2, do đó giảm sự phụ thuộc vào Hệ thống Điều hòa không khí.

Hệ thống làm mát tự nhiên được tối ưu

Ngoài khía cạnh vị trí và thiết kế bố trí của các biệt thự, một số yếu tố thiết kế và vật liệu đã được lựa chọn có chủ ý để kiểm soát các tòa nhà ở cấp độ vi khí hậu.

Việc cung cấp lớp giàn phơi hẹn giờ thứ 2 trên mái biệt thự sẽ giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt trực tiếp lên mái; thực tế mái nhà kết hợp thêm vật liệu cách nhiệt nhằm giảm hơn nữa mức tăng nhiệt bên trong. Vật liệu hoàn thiện sử dụng “màu lạnh” trong cả lựa chọn sơn và đá để giảm thiểu sự hấp thụ năng lượng nhiệt, các vật liệu địa phương được chọn đáp ứng tự nhiên với khí hậu địa phương, như: Paras Kelating, Paras Kerobokan, Batu Chandi & Batu Kali cho các Bức tường đặc trưng trong toàn bộ khu nghỉ mát. Vị trí trồng cây và vị trí các cây bụi thấp và cây cao hơn sẽ được bố trí để tối đa hóa luồng gió xuyên qua biệt thự và không gian chung, tránh tạo ra các rào cản gió.

Cảnh quan bên ngoài biệt thự

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Các thiết kế khung bên ngoài và thiết kế softscape nhằm tạo ra sự chuyển tiếp liền mạch giữa không gian bên trong và bên ngoài, với mục tiêu cụ thể là bảo tồn địa hình tự nhiên. Các yếu tố xây dựng được lên kế hoạch để ngồi “nhẹ” trên mặt đất. Việc lựa chọn cây xanh phù hợp với cả khí hậu địa phương và quy hoạch khu nghỉ dưỡng với các loại cây đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra “không gian bóng mát”, khu vực riêng và khu vực chung.

Khu vực tách biệt

Do điều kiện ven biển tương đối khắc nghiệt diễn ra trong những khoảng thời gian nhất định trong năm, thiết kế cảnh quan cũng kết hợp nhiều loại thực vật địa phương bản địa và các loài thực vật ‘cứng’ ven biển, ví dụ: Ipomoea Pes-caprae, Scaevola Taccada, Cocos Nucifera & Cerbera Odollam. Việc lựa chọn này nhằm xác định và đáp ứng nhu cầu bảo trì dài hạn hơn và giảm nhu cầu về nước cho tưới tiêu.

| BBArchitects dịch

Theo ArchDaily

Xem thêm các bài viết khác của BBA tại: News-BBA

Share post:

Comments ( 515 )

Trả lời Jmixuk Hủy

Your email is safe with us.

Contact Me on Zalo